Bạn có biết việc tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu bao gồm những gì không?
BẠN CÓ BIẾT VIỆC TẬN HIẾN CHO THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU BAO GỒM NHỮNG GÌ
KHÔNG?
Tác giả: Mauricio Montoya
Chuyển ngữ: Giuse Võ Tá Hoàng
Từ: catholic-link.com
WGPQN (20.6.2021) – Tháng 6 này là thời điểm để chúng ta đặc biệt tôn sùng Thánh Tâm Chúa
Giêsu.
Lòng tôn sùng này được phổ biến rộng rãi bởi các
thánh của mọi thời đại kể từ khi Chúa biểu lộ trái tim của Ngài như nguồn ân sủng
và phúc lành dồi dào cho thánh Margarita de Alacoque.
Hôm nay chúng tôi muốn nói cách ngắn gọn về một
thực hành đáng quý khi tận hiến cho Trái Tim Chúa Giêsu. Chúng tôi sẽ giải
thích cho các bạn trong 3 điểm đơn giản.
1. Tại sao chúng ta tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu?
Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu nghĩa là kết hiệp
cách đặc biệt vào cuộc khổ nạn của Chúa, ngoài ra còn gắn kết những cảm xúc của
Ngài với lòng nhiệt thành, bằng cách chia sẻ tình thương vô biên của Thiên
Chúa.
Để tôn thờ Chúa Giêsu, cần phải nhìn nhận rằng
trái tim được nhiều tác giả khác nhau xem như ngai tòa của ý chí linh hồn. Vì
thế, Thánh Tâm Chúa Kitô được hiểu như một địa điểm qua đó ta tìm thấy được ý
muốn của Chúa Cha.
Vì vậy, khi chúng ta tự hỏi đâu là ý muốn của
Chúa Cha đối với cuộc sống của chúng ta hoặc cách Thiên Chúa muốn chúng ta hành
động khi đối mặt với một thực tại cụ thể, chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời bằng
cách nhìn ngắm và chiêm ngưỡng Chúa Giêsu và trái tim đầy nhân hậu của Ngài.
Chúa Giêsu muốn tỏ ra cho chúng ta thấy con người
sâu thẳm nhất của Ngài. Ngài muốn cho chúng ta biết rằng Trái tim Ngài là trung
tâm của tình yêu Ngài dành cho con người.
Nhưng Ngài cũng muốn chúng ta lưu nhớ rằng nơi
tình yêu thuần khiết rực nóng nhất sẽ bùng lên một vết thương thật lớn và thật
sâu do sự vô ơn của chúng ta gây ra. Tôn thờ Trái tim Chúa là nhận ra rằng
Thánh Tâm của Chúa Giêsu là của chính Chúa Kitô chứ không phải của người nào
khác. Trái tim của Thiên Chúa làm người. Trái tim của Đấng đã hiến mạng sống
mình trên thánh giá vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta. Sự hy sinh này không có
gì có thể so sánh được.
2. Dâng hiến nghĩa là gì?
Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, trong Kim Chỉ
Nam về lòng đạo đức bình dân và phụng vụ năm 2002, đã đề cập đến sự dâng hiến.
Ngoài việc coi đây là một thực hành thật đáng
khen ngợi, nó còn mời gọi những người thực hiện lối đi này trong cuộc sống hãy
thực thi nó với sự tự do và trưởng thành hoàn toàn, bằng cách nắm bắt được tầm
quan trọng của hành động này và trách nhiệm phát xuất từ nó.
Ở số 204 cho thấy rõ rằng thuật ngữ “dâng hiến”
được sử dùng với một phạm trù rộng lớn và không thích đáng: “chẳng hạn, người
ta nói ‘dâng hiến con cái cho Đức Mẹ’, trong khi thực tế nó chỉ nhằm mục đích đặt
những đứa trẻ dưới sự che chở của Đức Trinh nữ và xin Mẹ chúc lành cho chúng”.
Nó cũng được xem như đề xuất của khá nhiều người để thay thế thuật từ “dâng hiến”
bằng những từ khác, ví dụ như “phó dâng” hoặc “hiến tặng”.
Vì vậy, chúng ta phải hiểu rằng hành vi dâng hiến
này là phương tiện để dâng mình cho Thiên Chúa cách tin tưởng và từ bỏ hơn, với
lưu ý rằng chúng bao hàm một lối sống và còn là bằng chứng đích thực cho những
gì ta tin tưởng.
3. Ai được kêu gọi dâng hiến và làm như thế nào?
Tất cả chúng ta đều được mời gọi để sống đời sống
thánh hiến cho Thiên Chúa, dựa trên thực tại của mỗi chúng ta, khi biết sống
phù hợp với Tin Mừng, không ngừng tìm cách áp dụng ý muốn của Thiên Chúa trong
đời sống của mình và làm việc chăm chỉ để đạt được sự thánh thiện.
Mặc dù việc dâng hiến cho Thiên Chúa ngụ ý một sự
chuẩn bị tinh thần mạnh mẽ, nó cũng làm gia tăng đức tin, cho phép mọi người
luôn tuân giữ cách nghiêm túc và vững chắc vào con người của Chúa Giêsu, là con
đường duy nhất để đến với Cha.
Đây là lý do tại sao tôi muốn chia sẻ một nguồn
tài liệu tuyệt vời để tăng cường lòng sùng kính này trong bạn, cũng như chỉ dẫn
cho các bạn sâu hơn về thực tế này.
Đó là cộng đoàn Dòng Tận Hiến cho Thánh Tâm Chúa
Giêsu nằm ở Hozana.
Ở đó, bạn có thể tiếp cận một loạt các bài suy
niệm hằng ngày dựa trên những suy tư của Thánh Gioan Phaolô II, như một lộ
trình chuẩn bị thực sự cho việc dâng hiến bản thân cho Trái Tim Chúa Giêsu.
Đề xuất cho lộ trình này :
- Suy niệm về kinh cầu Thánh Tâm Chúa hằng ngày
- Thực hành một ý lực sống hằng ngày trong đời sống
Kitô hữu.
- Thường xuyên cầu nguyện sẽ giúp đào sâu hơn những
mầu nhiệm tình yêu chứa đựng nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Đây là thời
điểm đặc biệt để trò chuyện với Chúa Giêsu. Bạn tham gia được không?
Nguồn: gpquinhon.org
- Cầu nguyện: Cuộc chiến đấu để tin vào tình yêu ( 23/05/2023)
- Liệu sự phân tâm chia trí trong khi cầu nguyện có một ý nghĩa nhất định không? ( 18/05/2023)
- 5 cách để nhận ra Thiên Chúa đang hành động trong cuộc đời chúng ta ( 16/05/2023)
- Mười cách mừng kính tháng năm của Đức Mẹ ( 06/05/2023)
- Thứ Sáu Tuần Thánh (07.04.2023) – Suy niệm Đàng thánh giá với Đức Thánh Cha Phanxicô ( 07/04/2023)
- Thứ Sáu Tuần Thánh (10.04.2020) – Suy niệm Đàng thánh giá với Đức Thánh Cha Phanxicô ( 06/04/2023)
- Thứ Sáu Tuần Thánh (14.04.2017) – Suy niệm Đàng thánh giá với Đức Thánh Cha Phanxicô ( 06/04/2023)
- Thứ Sáu Tuần Thánh (18.04.2014) – Suy niệm Đàng thánh giá với Đức Thánh Cha Phanxicô ( 06/04/2023)
- Suy niệm tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Chay 2023: Bài 5 - Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian ( 03/04/2023)
- Đức Hồng Y Carlo Maria Martini: Suy niệm các Chặng Đàng Thánh Giá theo Kinh Thánh ( 03/04/2023)