Tại sao Nigeria có tỷ lệ tín hữu tham dự Thánh lễ đông nhất thế giới?
Tín hữu Nigeria (AFP or licensors)
TẠI SAO
NIGERIA CÓ TỶ LỆ TÍN HỮU THAM DỰ THÁNH LỄ ĐÔNG NHẤT THẾ GIỚI?
Hồng Thủy - Vatican News
Vatican News (16.02.2023) – Sau
khi Nigeria được công nhận là quốc gia có tỷ lệ giáo dân tham dự Thánh lễ cao
nhất thế giới, Đức Hồng Y Peter Ebere Okpaleke, 59 tuổi, lãnh đạo giáo phận
Ekwulobia ở miền nam Nigeria, đã chia sẻ rằng thế giới quan truyền thống của
Nigeria, vai trò của gia đình và ý thức cộng đồng trong các giáo xứ đã khiến
người Nigeria từ thế hệ này sang thế hệ khác gần gũi với các bí tích.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy 94% trong số 30
triệu người Công giáo ở Nigeria nói rằng họ tham dự Thánh lễ ít nhất hàng tuần
hoặc hơn, trong khi chỉ có 17% người Công giáo Mỹ tham dự Thánh lễ hàng tuần.
Nhìn nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc
sống và xã hội
Trả lời phỏng vấn của hãng tin CNA, Đức Hồng y
Okpaleke nói rằng xã hội Nigeria nói chung có “một thế giới quan truyền thống”
nhìn nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống và xã hội. “Chính nhận thức
này chuyển thành việc tham dự Thánh lễ của người Công giáo, những người đến
tham dự Thánh lễ để gặp gỡ Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.” Ngài lưu ý rằng
tất cả các tầng lớp, người nghèo và người giàu, người thất học và người có học,
đều được thu hút đến với các bí tích bởi một lòng khao khát chung về Thiên
Chúa.
Ngài nhận định rằng ở những nơi khác trên thế giới,
nơi mà quá trình thế tục hóa đã làm suy yếu ý thức về Thiên Chúa của một nền
văn hóa, Giáo hội có thể tìm thấy sức sống bằng cách nhấn mạnh rằng Giáo hội là
“cửa ngõ” đáp ứng “sự khao khát nội tâm của con người muốn được liên hệ với thần
thánh.”
Gia đình là ‘Giáo hội tại gia'
Tiếp đến, ở Nigeria, có một ý thức mạnh mẽ rằng
“gia đình là ‘Giáo hội tại gia'", gia đình được coi là nơi chính yếu trong đó “đức
tin được truyền lại cho thế hệ kế tiếp.” Đức Hồng Y lưu ý rằng trong khi
gia đình “đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực vì tình hình kinh tế xã hội và
văn hóa ở Nigeria,” thì hầu hết các gia đình đã chống lại áp lực này, kín múc
“từ đức tin để vượt qua những thách đố tấn công họ.” Ngài khuyến cáo người Công
giáo trên khắp thế giới “hãy quan tâm đến mục vụ cho gia đình như giáo hội tại
gia vì đó là nơi hình thành kinh nghiệm đức tin của mọi người.”
Tính cộng đoàn
Cuối cùng, các giáo xứ và giáo phận Công giáo ở
Nigeria mang đến cho mọi người cảm giác mạnh mẽ về “cộng đồng và sự gắn bó”. Đức
Hồng y Okpaleke nói: “Phần lớn, mọi người cảm thấy có tính cộng đồng trong Giáo
hội.” (CNA 15/02/2023)
Nguồn: vaticannews.va/vi
- Đức Thánh Cha từ giã Marseille và về đến Roma ( 24/09/2023)
- Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ kính Đức Mẹ Canh giữ tại Marseille ( 24/09/2023)
- Chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Marseille từ 22 – 23/09/2023 ( 23/09/2023)
- Đức Thánh Cha tham dự buổi tưởng niệm các thủy thủ và người di cư mất tích trên biển ( 23/09/2023)
- Đức Thánh Cha cử hành giờ cầu nguyện cùng Đức Mẹ với hàng giáo sĩ giáo phận Marseille ( 23/09/2023)
- Chương trình chuyến Tông du của Đức Thánh Cha tại Marseille ( 23/09/2023)
- Đức Phanxicô: “Không Cầu nguyện, chúng ta không thể đứng vững và không biết đi đâu” ( 20/09/2023)
- Trước ngưỡng cửa chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Marseille ( 18/09/2023)
- Đức Hồng Y tân cử Sebastian Francis mời gọi các Kitô hữu Á châu sống căn tính Kitô giáo giữa sự đa dạng ( 14/09/2023)
- Đức Thánh Cha phê chuẩn việc thiết lập thừa tác vụ phó tế vĩnh viễn ở Philippines ( 14/09/2023)