Nhà in Làng Sông - Qui Nhơn: Dấu ấn trong lịch sử in ấn chữ Quốc ngữ
Nhà in Làng Sông hiện
nay được phục dựng trên nền nhà in cũ trong khuôn viên Chủng viện Làng Sông
NHÀ IN LÀNG SÔNG –
QUI NHƠN:
DẤU ẤN TRONG LỊCH
SỬ IN ẤN CHỮ QUỐC NGỮ
Lm. Phaolô Nguyễn
Minh Chính
WGPQN (26.12.2022) - In mộc bản (xylographie) và in thạch bản (lithographie) là hai kỹ thuật in thường được sử dụng. Các kỹ thuật này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các thừa sai, nghĩa là có thể in được bất kỳ thứ chữ viết nào của phương Đông và in với số lượng nhỏ tùy theo nhu cầu. In typo được sử dụng muộn hơn vì khó hoàn thiện và sắp xếp các kiểu chữ của phương Đông vốn phức tạp và nhiều con chữ. Kỹ thuật in thạch bản đã được các thừa sai nhập vào phương Đông từ năm 1820, nhưng không thông dụng bằng in mộc bản. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Yamamoto Tatsurō cho rằng kỹ thuật in typo đã được du nhập vào Việt Nam từ cuối triều Lê trung hưng thế kỷ XVIII, nhưng không thông dụng: “Có bằng chứng về thuật in typo ở Việt Nam vào thế kỷ XVIII nhưng không biết được nó được sử dụng ở mức độ nào ở đấy”.[1] Ở Nhật Bản và Việt Nam, cả Trung Hoa nữa, in mộc bản vẫn là phương pháp in chính mãi cho đến thế kỷ XIX.



- Nguyễn Do với Tây Nguyên ( 12/02/2023)
- Hài cốt Đức cha Pallu trở về Hội Thừa sai Hải ngoại Paris ( 09/02/2023)
- Tạp chí "Lời Thăm" (1919 và 1922 đến 1943) - Tiếng chào rảo khắp Đông Dương ( 06/02/2023)
- Vùng đất - Tên gọi đi qua những thăng trầm: “Đàng Trong” - “Đàng Ngoài” ( 09/01/2023)
- Kỷ niệm 110 năm “Tuồng Sinh Nhựt” (1912 – 2022) ( 27/12/2022)
- Nhân tìm được 21 chương đầu Lập quốc kinh, cùng tìm kiếm toàn bộ tác phẩm Sấm truyền ca ( 05/12/2022)
- Hội nhập văn hóa trong việc tôn kính tổ tiên ( 17/11/2022)
- Nghề in ở Việt Nam và vai trò của ấn phẩm trong công cuộc truyền giáo ( 06/11/2022)
- Giới thiệu Thư viện Hội đồng Giám mục Việt Nam ( 06/10/2022)
- Nước Mặn - Nơi có duyên nợ với Đức cha Lambert ( 27/09/2022)