Học viện Công giáo Việt Nam – Thông báo chương trình ứng dụng mục vụ, đào tạo học kỳ II năm học 2022 - 2023

14/01/2023


HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
25 Đường số 9 - Phường Bình Thọ - Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh
Email: hocvienconggiao@gmail.com - Tel.: 093 890 5015 - 096 725 7483.

THÔNG BÁO
CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG MỤC VỤ, ĐÀO TẠO
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023

Sau Tết Quý Mão 2023, Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN) tiếp tục mở các khóa học ứng dụng chương trình Mục vụ và Đào tạo:

1. Ứng dụng Khoa học Giáo dục trong Đào tạo và Lãnh đạo gồm 2 chuyên ngành:

- Khoa học Giáo dục ứng dụng trong việc đồng hành ơn gọi.

- Khoa học Giáo dục ứng dụng trong việc đồng hành Giới Trẻ, sinh viên Lưu xá

2. Tư vấn Mục vụ - Giáo luật về Hôn nhân Gia đình

3. Mục vụ Ngành nghề: Hiểu và sống Tin – Cậy - Mến  trong ngành Kinh doanh.

4. Mục vụ Truyền giáo

Kết thúc khóa học, các sinh viên thông thường, nếu hoàn tất và đủ điều kiện theo yêu cầu của Khóa học, sẽ được cấp Chứng Chỉ Mục Vụ của HVCG, với chi tiết Chuyên ngành. Chứng chỉ này có thể được tích lũy (theo quy định) cho việc cấp văn bằng Cử nhân và Thạc sĩ Mục vụ trong tương lai, khi Ngành Mục vụ được trở thành Khoa Mục vụ theo Giáo luật. Các sinh viên ngoại thường sẽ được cấp giấy Chứng nhận khóa học.

* Đăng ký: đến đầu tháng 02/2023.

Chương trình
ỨNG DỤNG KHOA HỌC GIÁO DỤC TRONG ĐÀO TẠO VÀ LÃNH ĐẠO

* Mục tiêu: Ứng dụng các thành quả của khoa học giáo dục vì sự phát triển, lợi ích của con người và  cộng đồng xã hội, trong sứ vụ đào tạo và lãnh đạo như Giáo hội đã định hướng trong công đồng Vaticăn II (x. Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, Lời mở đầu và số 1).

* Đối tượng và điều kiện: linh mục tu sĩ đã tốt nghiệp đại học, hoặc thần học tại Chủng viện hay Học viện Dòng Tu.

Có hai nhóm đối tượng học viên theo chuyên ngành:

I. ỨNG DỤNG KHOA HỌC GIÁO DỤC TRONG ĐỒNG HÀNH ƠN GỌI

*Đối tượng học viên: Linh mục, Tu sĩ phụ trách đào tạo hoặc chuẩn bị nhận sứ vụ đào tạo cho đời sống Ơn gọi; những vị đồng hành định hướng Ơn gọi (tại giáo xứ, lưu xá...).

II. ĐỒNG HÀNH GIỚI TRẺ, HỌC SINH – SINH VIÊN LƯU XÁ

* Đối tượng học viên: Linh mục, Tu sĩ, các vị đào tạo và đồng hành giới trẻ, sinh viên, phụ trách lưu xá…

Năm học 2022-2023, Hai chuyên ngành tổ chức 5 nhóm học phần chung. Mỗi hai tháng tập trung ba tuần (từ 7g30 -11g45) cho một nhóm học phần, mỗi học phần 3 môn và đã kết thúc:

- Nhóm học phần 1: từ ngày thứ Hai 03/10/2022 đến thứ Bảy 22/10/2022

- Nhóm học phần 2: từ ngày thứ Hai 01/12/2022 đến thứ Bảy 21/12/2022.

Học Kỳ II tiếp tục ba nhóm học phần:

- Nhóm học phần 3: từ ngày thứ Hai 06/02/2023 đến thứ Năm 25/02/2023

- Nhóm học phần 4: từ ngày thứ Hai 11/04/2023 đến thứ Năm 29/04/2023

- Nhóm học phần 5:từ ngày thứ Hai 12/06/2023 đến thứ Bảy 01/07/2023

Mỗi nhóm học phần được tích lũy 9 ETCS cho chương trình cử nhân và cao học trong tương lai. Khi kết thúc các nhóm học phần chung, các học viên sẽ học và làm việc theo các môn chuyên ngành.

* Ngày học bắt đầu vào thứ Hai, 06/02/2023.

Chương trình
TƯ VẤN MỤC VỤ VÀ GIÁO LUẬT VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

* Mục tiêu: Đào tạo các Tư vấn viên có năng lực Mục vụ và Giáo luật về Hôn nhân gia đình để đồng hành, trợ giúp những cá nhân và các gia đình trong công tác mục vụ và nhu cầu liên quan đến Tòa án hôn phối giáo phận.

* Đối tượng và điều kiện: các linh mục, tu sĩ, giáo dân.

- Đã tốt nghiệp thần học tại Chủng viện hay một Học viện Công giáo;

- Giấy giới thiệu của Tòa Giám Mục, của Bề Trên Dòng. Khóa học cũng mở rộng cho những học viên dự thính, khi kết thúc sẽ có giấy xác nhận về từng môn dự thính.

* Thời gian học: Từ ngày 06/02/2023 đến 21/04/2023 (học từ thứ Hai đến thứ Sáu (07g15-11g35).  

Chương trình
MỤC VỤ NGHỀ NGHIỆP
HIỂU VÀ SỐNG TIN – CẬY – MẾN  TRONG NGÀNH KINH DOANH

* Mục tiêu: hỗ trợ cách thiết thực nhất có thể cho đời sống Tin-Cậy-Mến của các Ki-tô hữu, đang và sẽ dấn thân trong môi trường kinh doanh; giúp hiểu và sống đạo tốt hơn trong ngành nghề của mình và có khả năng giảng dạy khi hoàn tất chương trình.

* Đối tượng và điều kiện: Mọi thành phần Dân Chúa. Có văn bằng cử nhân (hoặc tương đương) trở lên. Nếu không thỏa các điều kiện trên, học viên có thể ghi danh học dự thính (audit).

* Thời gian và nội dung: từ ngày 17-9-2022 đến ngày 26-8-2023, gồm: (1) MVTK - Mục vụ Thánh kinh cho các ngành nghề (120 tiết); (2) MVTCM - Sống Tin-Cậy-Mến trong ngành kinh doanh (120 tiết); (3) MVLĐ - Mục vụ linh đạo cho các ngành nghề (120 tiết); (4) CIVEL - Bảy lớp Anh ngữ LAGAM (Logical Analysis and Grammatical Analysis Method).

Chương trình
MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO

* Mục tiêu: giúp học viên có những kiến thức cơ bản về thần học truyền giáo, linh đạo truyền giáo, trở thành những cộng tác viên truyền giáo. Ngoài ra, khóa học khơi dậy tinh thần truyền giáo của người Kitô hữu, hiểu biết về những định hướng truyền giáo qua các giáo huấn của Giáo hội và phương thức truyền giáo phù hợp trong bối cảnh khu vực và hoàn cảnh địa phương.

* Đối tượng và điều kiện: linh mục, tu sĩ và giáo dân đang và sẽ đảm nhận công tác truyền giáo. Học viên có khả năng Thần học tương đương bằng tốt nghiệp các Học viện Liên Dòng.

* Thời gian: Bắt đầu từ học kỳ 2 (Niên khóa 2022-2023) Mỗi tuần 2 ngày thứ Năm & thứ Sáu (từ 9/02//2023 đến 14/04/2023). Sáng 7g30 -11g05 và chiều 14g00 – 16g00 (nếu có học bổ sung).

Chương trình gồm Bốn Giai đoạn tương ứng 4 Modules (mỗi module  20 tiết):

Module 1 - Nền tảng Thần học và Phương thức Truyền giáo

Module 2 - Tu Đức và Linh đạo Truyền Giáo.

Module 3 - Giáo Huấn Giáo Hội về Truyền Giáo.

Module 4 - Linh hoạt và thiết kế các hoạt động Truyền giáo truyền giáo.

Module bổ sung: Hội thảo và Chia sẻ kinh nghiệm mục vụ truyền giáo.

Hình thức tổ chức: các hình thức học và truyền đạt kiến thức, thuyết trình, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, có thể tập thiết kế, linh hoạt và tổ chức những hoạt động truyền giáo.

THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ GHI DANH CÁC KHÓA HỌC

Hồ sơ đăng ký tham dự các Chương trình học:

- Đơn đăng ký theo mẫu của Văn phòng Học viện.

- Thư giới thiệu của Bề Trên (ký tên và đóng dấu):

a) Linh mục Triều và Chủng sinh: Giám mục Giáo phận,

b) Tu sĩ: Bề trên Dòng,

c) Giáo dân: Cha Chánh xứ nơi thí sinh cư trú hợp pháp theo Giáo Luật.

- Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận học vị.

- Bản sao Giấy Chứng nhận Rửa tội, Thêm sức (Linh mục: chịu chức LM, Tu sĩ : Khấn Dòng).

- Bản sao hộ chiếu hoặc các loại giấy căn cước công dân khác.

- Ba tấm hình thẻ (4 x 6 cm) để dán vào đơn đăng ký và hồ sơ.

Toàn bộ hồ sơ có thể:

- Nộp tại Văn phòng HVCGVN, 25 Đường Số 9, Bình Thọ, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trong tuần lúc 7g30 - 11g00, Chiều 14g – 15g30;

- Hoặc gửi dưới dạng PDF qua email: hocvienconggiao@gmail.com. Bản gốc các văn bằng, giấy chứng nhận sẽ trình Văn phòng Học viện khi nhập học. 

HVCGVN, ngày 22 tháng 12 năm 2022
Tổng Thư Ký

(đã ấn ký)

Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng. 

Tải thông báo về tại đây!

HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
The Catholic Institute of Viet Nam
25 Đường số 9- Phường Bình Thọ- Quận Thủ Đức- TP. HCM
Email: hocvienconggiao@gmail.com;  Phone: 093 890 5015 – 096 725 748

CHƯƠNG TRÌNH NGÔN NGỮ
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023

Sau Tết Quý Mão 2023, Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN) tiếp tục mở chương trình Ngôn ngữ:

I. VIỆT NGỮ

Do nhu cầu của người nước ngoài cần giao tiếp với người Việt, cũng do nhu cầu người Việt cần thiết phải hiểu rành rẽ hơn về tiếng Việt để diễn tả tư tưởng của mình một cách rõ ràng trong môi trường sống và làm việc. Đặc biệt, các sinh viên đã theo học các ngành khoa học tự nhiên thiên về kỹ thuật công nghệ ít có cơ hội học về bộ môn tiếng Việt;… Để phần nào đáp ứng các nhu cầu này, Học viện Công giáo mở Chương trình Việt ngữ.

Mục tiêu

Giúp các học viên có được phương tiện tốt để truyền đạt và lĩnh hội các tri thức khoa học đặc biệt là các môn thánh khoa trong Học viện.  Đồng thời học viên cũng có khả năng dùng nó cho tư duy sáng tạo diễn tả được phần “linh hồn của dân tộc Việt” qua cách sử dụng nó trong các môi trường sống, mục vụ, Loan báo Tin mừng mà người thụ đắc nó đem lại.

Đối tượng

Môn học không chỉ dành cho các sinh viên của Học viện Công giáo, nhưng còn dành cho cả các học bên ngoài, cho người Việt thuộc mọi thành phần muốn trau dồi chính ngôn ngữ của mình cho hoàn hảo hơn và cho cả người nước ngoài.

Chương trình học

1) Tiếng Việt cho người nước ngoài

Chương trình

Số tiết học và mục tiêu đạt được

Khung tham chiếu chương trình ngoại ngữ châu Âu

Bậc 1

Hiểu và sử dụng được các cấu trúc ngôn ngữ quen thuộc, sử dụng được các từ ngữ cơ bản để đáp ng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có khả năng giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ…

A1
Trình độ tương đương lớp Elementary 1
-2
(160 tiết)

Bậc 2

Hiểu các câu và cấu trúc ngôn ngữ thường dùng, liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản. Có khả năng trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu…

A2

Trình độ tương đương lớp Elementary 3-4
(160 tiết)

Bậc 3

Hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về những chủ đề quen thuộc. Có khả năng xử lý được hầu hết các tình huống xảy ra khi đến nơi có sử dụng tiếng Việt. Viết được đoạn văn đơn giản liên quan đến những chủ đề quen thuộc mà mình quan tâm…

B1

Trình độ tương đương lớp Intermediate 1-2

(160 tiết)

Bậc 4

Hiểu được ý chính của một văn bản tương đối phức tạp về những chủ đề khác nhau, kể cả những trao đổi có nội dung thuộc về lĩnh vực chuyên môn. Có khả năng giao tiếp tự nhiên, trôi chảy với người Việt. Viết những văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và nêu được quan điểm của mình về một vấn đề…

B2

Trình độ tương đương lớp Intermediate 3-4
(160 tiết)

Bậc 5

Hiểu được hàm ý của những văn bản dài, có phạm vi nội dung rộng. Có khả năng diễn đạt trôi chảy. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả. Viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết trong văn bản.

C1

Trình độ tương đương lớp

Advanced 1
(80 tiết)

Bậc 6

Dễ dàng hiu hầu hết các văn bản nói và viết. Có khả năng tóm tt được các nguồn thông tin nói hoặc viết, sp xếp lại và trình bày lại được một cách logic. Diễn đạt rt trôi chảy và chính xác, phân biệt được những khác biệt tinh tế về ý nghĩa trong các tình huống phức tạp.

C2

Trình độ tương đương lớp

Advanced 2

(80 tiết)


2) Tiếng Việt cho người Việt

- Tiếng Việt thực hành (45 tiết): Học viên thủ đắc được phần tiếng Việt thực hành như là một môn học phương tiện; đồng thời cũng biết ứng dụng thực hành tiếng Việt chuẩn trong các môi trường làm việc khác nhau.

- Luyện viết bài luận (45 tiết): Học viên có khả năng nắm bắt được đề tài phần đọc hiểu và viết bài luận một cách dễ dàng (Điều kiện: đã học qua lớp Tiếng Việt thực hành).

- Tiếng Việt nâng cao (45 tiết): Học viên thủ đắc được kỹ năng phần dụng học Việt ngữ (ứng dụng ngôn ngữ học tiếng Việt vào lãnh vực nghệ thuật như: thơ văn, giảng thuyết, sáng tác ca từ,…và các lãnh vực khác như: tâm lý, xã hội, dân tộc, điền dã nghiên cứu ngôn ngữ, báo chí, từ điển,…) một cách khái quát. (Điều kiện: đã học qua lớp Tiếng Việt thực hành).

Thời khóa biểu

Khóa học bắt đầu từ học kỳ II niên học 2022-2023 (Đầu tháng 02/2023).

1) Chương trình Tiếng Việt cho người nước ngoài

- Chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, từ 14:00 – 16:00. Bắt đầu thứ Hai 06/02/2023.

2) Chương trình Tiếng Việt cho người Việt (Số lượng học viên không quá 30 người)

- Tiếng Việt thực hành: Sáng thứ Ba hàng tuần từ 08:00 – 11:00. Bắt đầu thứ Ba 07/02/2023.

- Luyện viết bài luận: Sáng Thứ Tư hàng tuần từ 08:00 – 11:00. Bắt đầu thứ Tư 08/02/2023.

- Tiếng Việt nâng cao: Sáng Thứ Năm hàng tuần từ 08:00 – 11:00. Bắt đầu thứ Năm 09/02/2023.

II. CHƯƠNG TRÌNH ANH NGỮ

1. CHƯƠNG TRÌNH ANH NGỮ CĂN BẢN

Chương Trình dành cho tất cả mọi đối tượng muốn lấy lại căn bản Anh Ngữ và nâng cao 4 khả năng đọc, nói, nghe và viết.

TRÌNH ĐỘ A1: 12 tuần: Khai giảng 6/2/2023

Thời Gian Học

Lớp 1: Thứ Ba và Thứ Sáu, 14:15 - đến 16:45pm

Lớp 2: Thứ Ba và Thứ Năm, 14:15 đến 16:45pm

(Mỗi lớp không quá 15 người).

TRÌNH ĐỘ A2: 12 tuần: Khai giảng 6/2/2023

Thời Gian Học

Lớp 1: Thứ Ba và Thứ Sáu, 14:15 - đến 16:45pm

Lớp 2: Thứ Ba và Thứ Năm, 14:15 đến 16:45pm

(Mỗi lớp không quá 15 người).

2. CHƯƠNG TRÌNH ANH NGỮ LUYỆN THI

Chương Trình dành cho những ai sửa soạn thi vào Học Viện Công Giáo.

Khai Giảng:  1/3/2023 – Khoá học kéo dài 8 tuần.

Thời Gian Học

Lớp 1: Thứ Tư và Thứ Sáu, 14:15 - đến 16:45pm

Lớp 2: Thứ Ba và Thứ Năm, 14:15 đến 16:45pm

Lớp 3: Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm, 14:15 đến 16:45pm

(Mỗi lớp không quá 15 người).

3. CHƯƠNG TRÌNH ANH NGỮ CẤP TỐC HÈ

Dành cho mọi đối tượng đặc biệt những học viên cần đủ điều kiện để vào Học Viện Công Giáo.

Khai Giảng:  1/7/2023 – Khoá học kéo dài 8 tuần.

Thời Gian Học

Lớp 1: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu:  7:30am - đến 11:00

Lớp 1: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu:  7:30am - đến 11:00

4. CÁC LỚP ANH NGỮ NÂNG CAO VÀ CHUYÊN BIỆT

HVCGVN sẽ liên tục chiêu sinh các lớp Anh Ngữ các cấp, các lớp Anh Ngữ du học và mục vụ, Anh Ngữ Viết Và Chia Sẻ Lời Chúa, Anh Ngữ Triết Thần, Anh Ngữ Kinh Thánh, Dâng Lễ và Giảng Lễ bằng Tiếng Anh. Xin liên hệ văn phòng Học Viện để biết thêm chi tiết.

III. CHƯƠNG TRÌNH PHÁP NGỮ

1. CÁC LỚP CĂN BẢN - TRÌNH ĐỘ A1 & A2

Thời Gian Học: Thứ Ba và Thứ Sáu, 14:15 - đến 16:45pm

KHÓA 3 (48 tiết): Từ 07/02/2023 đến 24/03/2023

KHÓA 4 (48 tiết): Từ 28/03/2023 đến 23/05/2023

2. TIẾNG PHÁP CHUYÊN BIỆT

(48 tiết/Khóa và tiếp tục các khóa nâng cao)

Mục tiêu: Phát triển các kỹ năng Nghe-Nói- Đọc- viết qua việc:

- Làm quen với từ vựng Triết-Thần

- Đọc các bản văn Kinh Thánh và Thần học

- Cử hành phụng vụ và tham dự thánh lễ tiếng pháp

- Ứng dụng từ ngữ tôn giáo qua việc chia sẻ Lời Chúa để phát huy kỹ năng thuyết trình, soạn bài giảng bằng tiếng pháp

- Hướng đến việc dịch thuật các tài liệu tôn giáo

- Củng cố văn phạm tiếng pháp qua việc phân tích các bản văn tôn giáo.

Yêu cầu: Trình độ tương đương A2 trở lên

Thời Gian Học : Thứ Ba và Thứ Sáu, 14:15 - đến 16:45pm

KHÓA 3 (48 tiết): Từ 07/02/2023 đến 24/03/2023

KHÓA 4 (48 tiết): Từ 28/03/2023 đến 23/05/2023

3. LỚP PHÁP NGỮ HÈ CẤP TỐC - Cours Intensif de français (1 tháng 7 đến 31 tháng 8)

Dành cho các sinh viên yêu thích hay nhu có cầu tiếng Pháp nhưng chỉ sắp xếp được vào mùa hè, cho các sinh viên chuẩn bị ngôn ngữ thứ hai theo điều kiện tại Học viện Công Giáo và các học viện khác, hay chuẩn đi du học.

Thời Gian Học vào các ngày trong tuần từ Thứ Hai đến thứ Sáu7:30 đến 11:00 am.

IV. CHƯƠNG TRÌNH Ý NGỮ

1. LỚP Ý NGỮ CĂN BẢN

TRÌNH ĐỘ A1: 16 tuần. Từ tháng 1 đến tháng 05

Thời Gian Học: Thứ ba và thứ năm, từ 14.15 – 16.45 pm (Lớp không quá 15 người).

TRÌNH ĐỘ A2: 16 tuần. Từ tháng 1  đến tháng 05

Thời Gian Học: Thứ ba và thứ năm, từ 14.15 – 16.45 pm (Lớp không quá 15 người).

2. LỚP TIẾNG Ý HÈ CẤP TỐC –Corso Intensivo Italiano (Từ 9 tháng 2 đến 30 tháng 5)

- Kết hợp hai lớp tiếng Ý cơ bản 1 (A1) và tiếng Ý cơ bản 2 (A2). Chương trình dành cho những người đã tham gia các khóa học A1 và A2 và muốn đăng ký học ở trình độ B1 trong năm học tiếp theo.

- Các sinh viên STB và STL của HVCGVN muốn chọn tiếng Ý là ngoại ngữ II theo yêu cầu của HVCGVN.

- Những người cần chuẩn bị tiếng Ý để đáp ứng nhu cầu đi du học hay truyền giáo ở nước ngoài.

Thời gian học:

Thứ ba và thứ năm hàng tuần. Từ 14:00 – 16:45 (Lớp học không quá 15 người).

V. CHƯƠNG TRÌNH HÀN NGỮ

Ngoài những ngôn ngữ cần thiết cho việc nghiên cứu thần học, Học viện Công giáo cũng mở khóa dạy một số ngôn ngữ hữu ích cho công tác mục vụ.

Trong viễn tượng đó, chương trình Ngành Ngôn ngữ của HVCGVN năm 2022 – 2023 đề nghị khóa học về ngôn ngữ và đôi nét về văn hóa Hàn quốc.

Mục tiêu

Giúp các học viên hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc Hàn, từ những ý niệm nền tảng đến khả năng hiểu biết cao hơn mong hiểu biết tâm tư của người Hàn để gây sự cảm thông, tình liên đới và truyền đạt sứ điệp Tin Mừng trong các cuộc tiếp xúc với người Hàn.

Đối tượng

Linh mục, tu sĩ và giáo dân có sứ mệnh tiếp xúc và cộng tác với người người Hàn và các gia đình Hàn-Việt tại Việt Nam và Hàn quốc.

Chương trình học

- Khóa học được chia ra các cấp độ khác nhau tùy trình độ học viên. Trước khi vào học, học viên sẽ được kiểm tra xếp lớp.

LỚP 1

- Học bảng chữ cái và nguyên tắc phát âm tiếng Hàn.

- Học khoảng 735 từ vựng và tạo các cấu trúc câu đơn giản để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.

- Hiểu cơ bản nhất văn hóa Hàn Quốc

LỚP 2

- Có khả năng giải quyết những vấn đề cơ bản trong cuộc sống hàng ngày bằng những câu đơn giản sử dụng 1.100 từ vựng tiếng Hàn.

- Hiểu rõ hơn về văn hóa Hàn Quốc.

LỚP 3

- Có khả năng giải quyết hầu hết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày bằng cách sử dụng 1.655 từ vựng.

- Có khả năng giao tiếp ngắn gọn các chủ đề trừu tượng về xã hội, văn hóa hay các lĩnh vực quan tâm. Phân biệt và sử dụng tốt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Thông thạo văn hóa Hàn Quốc

Thời gian, địa điểm

- Vào buổi chiều các ngày trong tuần tại Học viện (Thời gian chính xác sẽ được thông báo sau).

- Lớp học dưới 15 học viên

VI. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC

Mục tiêu

Giúp các học viên hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa của Dân tộc muốn tiếp cận, từ những ý niệm nền tảng đến khả năng hiểu biết sâu sa để truyền đạt sứ điệp Tin Mừng và góp phần gìn giữ, phát triển những giá trị văn hóa của Dân tộc đó.

Đối tượng

Linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn dấn thân phục vụ và loan báo Tin Mừng cho những vùng có người Dân tộc.

Thời gian các khóa học

1. Dân tộc K’HO

Học kỳ II (Thời gian chính xác sẽ được thông báo sau)

2. Dân tộc ÊĐÊ

Mỗi tuần vào thứ Ba: 3 tiết sáng (7:30 – 10:15, 2 tiết chiều (14:00 - 15:30) trong Học kỳ II.

3. Dân tộc MNÔNG

Mỗi tuần vào thứ Năm : 3 tiết sáng (7:30 – 10:15, 2 tiết chiều (14:00- 15:30) trong Học kỳ II.

Lưu ý: Ghi danh tại văn phòng HVCGVN hoặc email và cho các thông tin cần thiết.

Tải thông báo về tại đây!

WHĐ (14.01.2023)

(Thông báo được Học viện gửi đến Ban Biên tập tại địa chỉ bbt.whd@gmail.com)

LỊCH PHỤNG VỤ