GP Vĩnh Long
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIÁO PHẬN VĨNH LONG
.jpeg)
Nhà thờ Chính tòa Giáo
phận Vĩnh Long
I.
LƯỢC
SỬ HÌNH THÀNH
Kitô giáo có mặt tại Giáo phận Vĩnh Long vào nửa
đầu thế kỷ XVII. Sau thời kỳ bắt đạo khủng khiếp, từ 1661 đến năm 1665, sử tích
đã ghi nhận: họ đạo Cái Nhum chính là Trung tâm của việc loan báo Tin Mừng ở
miền Nam và việc loan báo Tin Mừng ở đây do các linh mục dòng Phanxicô đảm
trách. Trong thế kỷ XVIII, Giáo phận Vĩnh Long chỉ có khoảng năm họ đạo (Cái
Nhum, Cái Mơn, Cái Bông, Bãi Xan, Mặc Bắc). Số giáo dân không đáng kể. Đa số
giáo dân trốn chạy khỏi ảnh hưởng của lệnh cấm đạo ở miền Trung Việt Nam và cũng
để đi tìm đất canh tác sinh sống.
Trong thời kỳ cấm đạo của các vua nhà Nguyễn,
các thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân đã dùng mạng sống để minh chứng Tin
Mừng Đức Kitô trước nhà cầm quyền. Trong số này, nổi bật là cha Thánh Philiphê
Phan Văn Minh và Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu.
Lý do Giáo phận Vĩnh
Long được khai sinh là vì Giáo phận Sài Gòn quá rộng nên công việc rao giảng
Tin Mừng khá phức tạp. Hơn nữa, Giáo hội cũng muốn thúc đẩy việc địa phương hóa
hàng giáo sĩ để việc rao giảng Tin Mừng có hiệu quả hơn. Ngày 08/01/1938, Tòa
Thánh ban Tông sắc tách vùng Vĩnh Long khỏi Giáo phận Sài Gòn, lập thành Giáo
phận Vĩnh Long. Giáo phận Vĩnh Long bao gồm tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
và một phần của Đồng Tháp (Sa Đéc ngày nay).
Từ ngày được thành lập
đến nay, Giáo phận đã trải qua 5 đời Giám mục và vị Giám mục đương nhiệm là Đức
cha Phêrô Huỳnh Văn Hai.
II. ĐỊA LÝ VÀ DÂN
SỐ
1.
Địa
lý
Diện tích Giáo phận khoảng 6.771,79 km2.
Toàn giáo phận là đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống sông ngòi chằng chịt.
Về sắc tộc, dân cư đa số là người Kinh, ngoài ra còn có người Khơme và người
Hoa.
2. Dân số
Có khoảng 4.192.709
người theo nhiều tôn giáo khác nhau: Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài,
Công giáo, Tin lành .... Trong đó người Công giáo chỉ có khoảng 209.271 Kitô
hữu (chiếm khoảng 5% tổng số dân).
3. Giáo hạt và giáo xứ
Giáo phận có 10 hạt, 211
giáo xứ và giáo họ.
4. Các Dòng tu trong
giáo phận
Giáo phận có Hội dòng
Mến Thánh Giá Cái Nhum, Hội dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, Dòng Kitô Vua, Đan viện
Phước Vĩnh. Ngoài ra, Giáo phận còn có các Hội Dòng bên ngoài đến phục vụ trong
Gióa phận như: Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Don Bosco, Dòng Ngôi
Lời – Giuse, Dòng Thánh Phaolô thành Chartres (Mỹ Tho), Dòng Chúa
Chiên Lành, Tu hội Nữ Tử Bác Ái thánh Vinh Sơn, Dòng Chúa Quan
Phòng, Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ - FMA,.....
5. Đôi nét chính yếu về
đời sống giáo dân
Giáo dân chủ yếu làm
nông nghiệp. Đời sống kinh tế của các gia đình rất khó khăn, nhất là các giáo
xứ vùng nông thôn, do nhiều nguyên nhân: thiên tai, nhiễm mặn, thất mùa... Hoàn
cảnh khó khăn này đã làm cho nhiều gia đình phải phân tán, đi kiếm việc làm ở
các thành phố và các khu công nghiệp. Điều này ảnh hưởng không ít đến đời sống
đức tin của người dân.
III. NHÂN SỰ
1. Giám mục đương nhiệm: ĐGM Phêrô Huỳnh Văn Hai (7/10/2015-), Khẩu
hiệu: Duc in Altum, et laxate…
2. Các vị Giám mục tiền
nhiệm
ĐGM.
Phêrô Martinô Ngô Đình Thục (23/6/1938- 24/11/1960); khẩu hiệu: Miles
Christi
ĐGM. Antôn Nguyễn Văn Thiện (24/11/1960-18/9/1968); khẩu
hiệu: Opere et Veritate
ĐGM. Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (19/9/1968- 03/07/2001); khẩu
hiệu: Amor et Labor
ĐGM. Raphael Nguyễn Văn Diệp (15/8/1975- 10/5/2000); khẩu
hiệu: Vigilante et Orate
ĐGM. Tôma Nguyễn Văn Tân (03/7/2001- 17/8/2013); khẩu hiệu: Ambulate
In Dilectione
Lm.
Giám Quản Giáo Phận: Phêrô Dương Văn Thạnh (22/8/2013-7/10/2015)
3. Linh mục, chủng sinh, tu sĩ (tính đến năm 2017)
Linh mục: 185 Triều và 29 Dòng chăm sóc mục
vụ tại các giáo xứ
Chủng sinh: 89 chủng sinh đang theo học tại ĐCV thánh Quý – Cần Thơ và 45 chủng sinh dự tu
Tu sĩ: 720 (nam: 55; nữ: 665)
Giáo lý viên: 436
Giáo dân: 209.271
IV. CƠ CẤU TỔ CHƯC
TRONG GIÁO PHẬN
-
Giám mục Chính tòa: Đức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai
- Tổng đại diện:
Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương
- Văn phòng Tòa
Giám mục: Lm. Fx. Nguyễn Văn Việt, Lm. Mic. Nguyễn Hồng
Sung và Lm. Phêrô Nguyễn
Ngọc Thấm
- Quản lý:
Lm. Vinc. Lý Tấn Phúc
V. CƠ SỞ GIÁO PHẬN
1. Nhà thờ chính tòa: 141 Lê Thái Tổ, P. 2, Tp. Vĩnh Long
2. Tòa Giám mục: số 103 đường tháng 2, Phường 1-Tp. Vĩnh Long
3.
Trung
tâm hành hương
a. Trung
tâm hành hương Fatima: Do Đức Giám mục Antôn Nguyễn Văn Thiện
thành lập năm 1965 để kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (Bồ Đào Nha - năm
1917), và để giáo dân xa gần hành hương, cầu nguyện và học hỏi về Đức Mẹ.
b. Trung tâm hành hương Đình Khao
Ngày 03/07/1853, Thánh linh mục Philipphê Phan Văn Minh đã tử đạo
tại sân Đình Khao với án trảm quyết. Năm1938, Đức cha Phêrô Ngô Đình Thục đã
tôn vinh Á Thánh Philipphê Minh và nhận ngài là Bổn mạng Giáo phận Vĩnh Long.
Sau ngày 03/07/1953, trong dịp kỷ niệm 100
năm Á Thánh Philipphê Minh tử đạo, cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang đã mua hơn
2000m2 đất gần nơi Thánh Minh tử đạo để xây dựng một nhà thờ
nhỏ giúp giáo dân Vĩnh Long đến kính viếng Thánh Bổn mạng.
Năm 1980, Đức cha Giacôbê
Nguyễn Văn Mầu muốn thành lập một Trung tâm hành hương với một ngôi đền nhỏ để
giáo dân xa gần đến hành hương, kính viếng, cầu nguyện và học hỏi về thánh
Philipphê Phan Văn Minh và các Thánh Tử Đạo Việt Nam đặc biệt vào các ngày
03/07 và 24/11.
4. Trung
tâm Hành hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã
Năm
1950, trong những ngày chiến tranh loạn lạc, với bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
cũ nát, Đức Mẹ đã cứu giúp che chở cho giáo dân Bàu Dơi (La Mã).
Ngày 11/02/1952, Đức cha Phêrô Ngô Đình
Thục cho phép tổ chức hành hương kính viếng ảnh Mẹ tại La Mã để kính nhớ Đức Mẹ
Hằng Cứu Giúp. Từ đây La Mã trở thành Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre
của Giáo phận.
VI. HOẠT ĐỘNG MỤC
VỤ, LOAN BÁO TIN MỪNG, BÁC ÁI XÃ HỘI
Các Linh mục coi xứ tích
cực đi thăm viếng các gia đình trong xứ, nhất là các gia đình gặp khó khăn, mở
rộng thăm viếng anh chị em thuộc các tôn giáo khác. Caritas Vĩnh Long được thành lập từ năm 2012, do các thành phần dân Chúa kết
hợp với nhau làm nên những hoạt động chính yếu như:
1. Phục vụ sự sống
a. HIV/AIDS: thăm viếng
và trợ giúp những người nhiễm HIV
b. Bảo Vệ Sự Sống: chôn cất thai nhi, nâng đỡ và hỗ trợ các
mẹ đơn thân nuôi bé, phục vụ bếp ăn từ thiện tại các bệnh viện, truyền thông
BVSS.
c. Khuyết tật: chăm sóc người khuyết tật nhiều phương cách
tương xứng.
d. Gạo Tình thương: hổ trợ gạo mỗi tháng trợ giúp các gia đình nghèo
neo đơn, khuyết tật.
2. Thăng tiến con
người: Giáo dục (học bổng cho
học sinh- sinh viên nghèo hiếu học), Tín dụng- Tiết kiệm- Tương trợ cho các gia
đình nghèo.
VII. ĐỊA CHỈ LIÊN
LẠC
- Địa chỉ Toà Giám mục: 103 đường 3 tháng 2,
P. 1, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
- Điện
thoại: 02703 824016
-
Email: tgmvinhlong@gmail.com
- Website của Giáo phận: www.giaophanvinhlong.net
Văn phòng TGM Giáo phận
Vĩnh Long
Cập nhật ngày 31/12/2017
- TGP Sài Gòn TPHCM ( 02/12/2017)
- GP Bà Rịa ( 01/12/2017)
- GP Cần Thơ ( 01/12/2017)
- GP Đà Lạt ( 01/12/2017)
- GP Long Xuyên ( 01/12/2017)
- GP Mỹ Tho ( 01/12/2017)
- GP Phan Thiết ( 01/12/2017)
- GP Phú Cường ( 01/12/2017)
- GP Xuân Lộc ( 31/01/2017)