Giờ anh em không ngờ (27.11.2022 – Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm A)
LỜI CHÚA: Mt 24, 37-44
Ðức Giêsu nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người rằng: “Thời ông Nôê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”
SUY NIỆM:
Nhiều người tưởng Kitô
giáo đã kết thúc
bằng việc Chúa Giêsu phục
sinh và lên trời.
Chẳng còn gì phải chờ nữa.
Thật ra Kitô giáo cũng là
tôn giáo của chờ mong.
Chúng ta ít khi để ý đến
câu sau trong Kinh Tin kính:
“Người sẽ trở lại trong
vinh quang,
để phán xét kẻ sống và kẻ
chết.”
Các kitô hữu sơ khai
ngóng ngày Chúa Giêsu lại đến.
Họ cầu xin: “Lạy Chúa
Giêsu, xin hãy đến!” (Kh 22,20),
và họ hy vọng chẳng bao
lâu nữa Chúa sẽ trở lại.
Các thế hệ kitô hữu vẫn
giữ nguyên niềm hy vọng này.
Hai ngàn năm trôi qua là
một Mùa Vọng kéo dài.
Mùa Vọng không chỉ là bốn
tuần trước lễ Giáng Sinh.
Ngày nào Chúa chưa trở lại
trong vinh quang
Ngày đó chúng ta còn sống
trong Mùa Vọng.
Cứ vào đầu Mùa Vọng, Phụng
vụ lại nhắc ta phải chờ.
Chờ Ngày Chúa quang lâm, toàn
thắng trên mọi địch thù.
Chờ Ngày Chúa đến để xét
xử toàn thể vũ trụ.
Chờ Ngày thân xác chúng
ta được phục sinh.
Ngày tận thế không phải
là ngày của hủy diệt
cho bằng là ngày thụ tạo bắt
đầu cuộc sống mới.
Tuy nhiên, Ngày Chúa đến
là một ngày bất ngờ (Mt 24,42).
Chẳng ai biết đích xác giờ
nào Chúa sẽ đến (Mt 24,44).
Đây là một mầu nhiệm chỉ
mình Chúa Cha biết (Mt 24,36).
Chính vì Chúa đến bất ngờ
mà con người phải sẵn sàng,
Khi luôn sẵn sàng, bất ngờ
không còn là bất ngờ nữa.
Việc Chúa đến bất ngờ không
làm chúng ta hoảng sợ.
Ai luôn canh thức thì chẳng
sợ kẻ trộm khoét vách nhà mình.
Chúa không đến bất ngờ để
chơi khăm chúng ta,
vì Ngài muốn mọi người được
cứu độ khi Ngài đến.
Việc chờ đợi lâu có thể
khiến lòng chúng ta phai nhạt.
Chúng ta bị hút vào vòng
xoáy của cuộc sống mỗi ngày.
Chuyện ăn uống, giải trí,
chuyện gia đình, con cái,
Chuyện làm ăn, bán buôn,
chuyện thăng quan tiến chức.
Chúng ta tưởng mọi sự sẽ
mãi mãi trôi êm,
cho đến khi một biến cố bất
ngờ xảy ra làm tất cả vỡ vụn.
Những người thời ông Nôê
bất ngờ trước cơn hồng thủy.
Những người ở Xơ-đôm bất
ngờ trước ngọn lửa từ trời.
Nhiều người cũng bị bất
ngờ vào ngày Chúa trở lại.
Lúc đó có hai người đàn
ông đang làm ruộng.
Họ đang vất vả làm việc để
nuôi gia đình.
Bề ngoài hai người chẳng
có gì khác nhau.
Cũng có hai phụ nữ đang
kéo cối xay bột để làm bánh.
Họ đang lo cho bữa ăn của
cả nhà.
Bề ngoài hai người này
cũng chẳng có gì khác nhau.
Nhưng khi Chúa đến thì chỉ
một người được đem đi,
còn người kia bị bỏ lại
(Lc 24,40-41).
Chúng ta không rõ tại sao
lại có sự khác biệt lớn lao ấy,
dù họ làm cùng một việc
như nhau.
Chỉ Chúa là Thẩm phán mới
biết nội tâm từng người.
Người được tuyển chọn “sẽ
được đem đi
trên đám mây để nghênh đón
Chúa” (1 Tx 4,17; x. Mt 24,31).
Làm thế nào để người kitô
hữu sống đời thường,
sống như mọi người, với
bao nỗi âu lo và trách nhiệm,
mà vẫn không bị kéo xuống
bởi cái tầm thường?
Làm sao để những nhu cầu
cấp bách của cuộc sống hiện tại
không làm cho họ quên những
giá trị cao cả, nhân văn?
Làm sao để khi tận tụy
xây dựng sự nghiệp ở đời này
họ không quên tích lũy
cho mình gia sản trên trời?
Thời gian chờ Ngày Chúa
trở lại là thời gian của Giáo Hội.
Giáo Hội phải rao giảng
Tin Mừng trên khắp thế giới,
để làm chứng cho mọi dân
tộc được biết.
Rồi sau đó mới đến Ngày tận
thế (Mt 24,14).
Thời gian chờ Ngày Chúa
trở lại trong vinh quang
là thời gian làm cho thế
giới công bằng hơn, huynh đệ hơn,
để khi Chúa đến không một
ai bị bỏ lại.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con thấy Chúa thật
lớn lao,
để đối với con, mọi sự
khác trở thành bé nhỏ.
Xin cho con thấy Chúa thật
bao la,
để cả mặt đất cũng chưa vừa
cho con sống.
Xin cho con thấy Chúa thật
thẳm sâu,
để con dễ đón nhận nỗi khổ
đau sâu thẳm nhất.
Lạy Chúa Giêsu,
xin làm cho con thật mạnh
mẽ,
để không nỗi thất vọng
nào
còn chạm được tới con.
Xin làm cho con thật đầy ắp,
để ngay cả một ước muốn
nhỏ
cũng không còn có chỗ
trong con.
Xin làm cho con thật lặng
lẽ,
để con chỉ còn loan báo
Chúa mà thôi.
Xin Chúa ngự trong con thật
sống động,
để không phải là con,
mà là chính Ngài đang sống.
(Tác giả Vô danh)
Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Năm 2022
- Trước đã (04.10.2023 – Thứ Tư Tuần 26 TN) ( 03/10/2023)
- Chúa nhật 26 Thường niên năm A (01.10.2023) – Thiên Chúa yêu chúng ta vô điều kiện ( 02/10/2023)
- Nhất quyết lên Giêrusalem (03.10.2023 – Thứ Ba Tuần 26 TN) ( 02/10/2023)
- Chiêm ngưỡng nhan Cha (02.10.2023 – Các Thiên thần hộ thủ) ( 01/10/2023)
- Người nhỏ nhất (02.10.2023 – Thứ Hai Tuần 26 TN) ( 01/10/2023)
- Bài giảng Đức Thánh Cha – Chúa nhật 26 Thường niên năm A ( 30/09/2023)
- Hối hận nên lại đi (01.10.2023 – Chúa Nhật 26 Thường Niên, Năm A) ( 30/09/2023)
- Hối hận (01.10.2023 – Chúa Nhật 26 Thường Niên, Năm A) ( 30/09/2023)
- Đức Chúa ở cùng Bà (01.10.2023 – Lễ Đức Mẹ Mân Côi) ( 30/09/2023)
- Trở lại và nên như trẻ thơ (01.10.2023 – Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu) ( 30/09/2023)