7 hành động chung của Kitô hữu và Phật tử để chữa lành nhân loại
7 HÀNH ĐỘNG
CHUNG CỦA KITÔ HỮU VÀ PHẬT TỬ ĐỂ CHỮA LÀNH NHÂN LOẠI
Vatican
News
Vatican News (17.11.2023) - Ngày
16/11/2023, kết thúc Hội nghị chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo lần thứ VII tại
Thái Lan, đại diện của hai tôn giáo đã đưa ra một tuyên ngôn chung trong đó liệt
kê 7 hành động chung, từ đối thoại đến hợp tác, giữa các Kitô hữu và Phật tử.
Hội nghị diễn ra tại
Bangkok, Thái Lan, từ ngày 13-16/11/2023, với chủ đề “Karuṇā và Agape đối thoại
để chữa lành vết thương cho nhân loại và trái đất”, có sự tham dự của khoảng
150 mươi Phật tử và Kitô hữu đến từ Campuchia, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản,
Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Singapore, Sri Lanka, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan,
Vương quốc Anh và Thánh Địa.
Cùng nhau mang lại hy
vọng cho nhân loại
Tuyên ngôn chung kết
của Hội nghị nói rằng vào thời điểm mà cả gia đình nhân loại và trái đất đang
phải gánh chịu những hậu quả, cả tích cực lẫn tiêu cực, của những thách đố toàn
cầu và sự thay đổi nhanh chóng đang diễn ra, chúng ta không được “đầu hàng
trong tuyệt vọng”, bởi vì “giữa những đám mây đen, những người bám rễ sâu vào
truyền thống tôn giáo của mình và sẵn sàng làm việc cùng nhau, có thể mang lại
tia hy vọng cho một nhân loại đang tuyệt vọng”.
Tuyên ngôn có đoạn:
“Là những Phật tử và Kitô hữu, chúng ta xem Đức Phật và Chúa Giêsu là những người
chữa lành vĩ đại”. Theo Đức Phật và Chúa Giêsu, tham lam và tội lỗi là nguyên
nhân gây đau khổ và đề xuất tình yêu thương và lòng từ bi như một liều thuốc
xua tan bóng tối trong trái tim con người và trên thế giới. Các Phật tử và Kitô
hữu, được nuôi dưỡng bởi giáo huấn linh đạo của họ, đã chọn cách sống từ bi để
giải quyết nỗi đau khổ của cuộc sống.
7 hành động
Tài liệu chung kết chỉ
ra 7 động từ từ đó có thể nảy sinh một sự dấn thân chung: nhìn nhận rằng
tất cả chúng ta đều thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất; đối thoại để
ngăn chặn bạo lực và chữa lành cho cả nạn nhân và thủ phạm; nuôi dưỡng sự
đồng cảm trước nỗi đau khổ của người khác và môi trường; hợp tác giữa
mọi người, không chỉ ở cấp độ tôn giáo, mà còn ở cấp độ dân sự, chính trị, trí
tuệ, khoa học và quốc tế; đổi mới để đảm bảo rằng di sản tinh
thần của các truyền thống tôn giáo của một người nói lên được vết thương của
nhân loại ngày nay; đặc biệt giáo dục các em nhỏ về việc gặp gỡ
người khác; cầu nguyện để thanh lọc trái tim và tâm trí.
Kết thúc Hội nghị,
các tham dự viên còn thực hiện hành động biểu tượng là trồng hai cây: một mẫu
cây ratchaphruek, cây biểu tượng của Thái Lan và một cây payung, trong tiếng
Thái có nghĩa là “hỗ trợ”.
Hội nghị cũng xác định
rằng Hội thảo chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo lần thứ 8 sẽ được tổ chức vào năm
2025 tại Phnom Penh, Campuchia. (CSR_4606_2023)
Nguồn: vaticannews.va/vi
- Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm 10 năm ban hành Tông huấn Evangelii Gaudium ( 27/11/2023)
- Giáo lý loan báo Tin Mừng (22.11.2023): Bài 27 – Lời loan báo Tin Mừng được dành cho tất cả mọi người ( 22/11/2023)
- Mở đầu cuộc hội thảo về Văn kiện Đối Thoại Và Rao Giảng: diễn văn chào mừng ( 17/11/2023)
- Giáo lý loan báo Tin Mừng (15.11.2023): Bài 26 – Loan báo Tin Mừng là niềm vui ( 15/11/2023)
- Kỷ niệm 10 năm tông huấn Evangelii Gaudium-Niềm Vui Tin Mừng ( 11/11/2023)
- Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho phái đoàn Hội đồng Rabbi Âu Châu ( 10/11/2023)
- Giáo lý loan báo Tin Mừng (08.11.2023): Bài 25 – Đấng Đáng kính Madeleine Delbrêl ( 08/11/2023)
- Đọc lại Đối Thoại Và Rao Giảng ba mươi năm sau: Một quan điểm Châu Á - hai mặt của đồng tiền ( 04/11/2023)
- Các chủ đề chính của Văn kiện Đối Thoại Và Rao Giảng ( 01/11/2023)
- Giáo lý loan báo Tin Mừng (25.10.2023): Bài 24 – Thánh Cirillo và Metodio ( 25/10/2023)